Mục lục
Thị trường dù lên hay xuống như thế nào thì vẫn có một sự thật mà chúng ta không thể chối bỏ, đó là nó luôn có những giai đoạn sideway (đi ngang). Đây là giai đoạn nhạy cảm dễ gây sai lầm nhất cho nhà đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu thị trường khi đang Sideway và cách nên đầu tư thế nào cho hiệu quả
1. Sideway (Thị trường đi ngang) là gì?
Xu hướng Sideway trong tiền điện tử là xu hướng giá dịch chuyển trong vùng được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh. Khác với Uptrend và Downtrend, trong xu hướng Sideway bên mua và bên bán gần như cân bằng. Do đó, không hình thành các đỉnh và đáy mới.
Một xu hướng giá lên (Uptrend), hoặc giá xuống (Downtrend) không thể kéo dài mãi. Thị trường đi ngang là là khi giá không thể phá vỡ một vùng giá cao và thấp nào đó. Vùng giá cao đóng vai trò kháng cự chính, giá dường như không thể xuyên thủng. Tương tự, vùng giá thấp đóng vai trò hỗ trợ chính và giá cũng không thể phá vỡ. Vì thế, sự xuất hiện của xu hướng Sideway đan xen giữa các xu hướng này là cần thiết.
Các thời điểm Sideway được ví như những quãng nghỉ của thị trường. Khi đó thị trường ở trạng thái tích lũy, cả bên mua lẫn bên bán đều lưỡng lự trong các quyết định. Vì vậy, thị trường cần một khoảng thời gian đánh giá lại xu hướng trước đó. Trước khi, tiếp tục xu hướng cũ hoặc đảo ngược tạo thành xu hướng mới.
2. Cách xác định xu hướng Sideway?
Một cách để xác định thị trường sideway là sử dụng ADX. Thị trường được xem là đi ngang khi ADX nằm dưới 25. Ghi nhớ, giá trị ADX càng nhỏ thì xu hướng càng yếu.
Xu hướng Sideway trong đầu tư tiền điện tử thường xuất hiện ở cuối mỗi xu hướng Uptrend hoặc Downtrend.
Thị trường được coi là đã chuyển sang xu hướng Sideway khi xuất hiện đến 4 điểm đảo chiều xu hướng nhưng giá vẫn chưa hình thành đỉnh mới cao hơn (Uptrend) hoặc đáy mới thấp hơn (Downtrend).
Khi đó, giá sẽ dịch chuyển trong vùng Sideway được hình thành bởi các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh.
Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được coi là mạnh khi giá nhiều lần quay lại các ngưỡng đó nhưng không thể phá vỡ, thường là 3 lần.
Để xác định vùng giá Sideway một cách dễ dàng. Bạn nên tìm hiểu trước cách sử dụng phần mềm phân tích kỹ thuật Amibroker trong phân tích tiền điện tử.
3. Xem xét độ dài và độ rộng của vùng giá đi ngang
Độ dài và độ rộng khá là quan trọng. Giá đi ngang càng lâu, biên độ càng co hẹp, khả năng giá breakout theo xu hướng cũ càng cao. Đó là thường như vậy thôi chứ không phải lúc nào cũng vậy.
Trong một số trường hợp, thời gian diễn ra sideways càng dài, càng có nhiều cú false breakout ở cả đỉnh và đáy khiến cho trader nhỏ lẻ long cũng không được mà short cũng không xong, tâm lý trở nên khá hoang mang.
Do đó, tốt nhất là khi giá đi ngang, không long cũng không short và cũng không cố gắng đoán thị trường sẽ đi đâu về đâu. Chúng ta chỉ nên đánh giá trước để lập cho mình một kịch bản ứng phó mà thôi.
4. Khi nào xu hướng Sideway kết thúc?
Xu hướng Sideway sẽ kết thúc khi các đỉnh mới cao hơn hoặc đáy mới thấp hơn được hình thành.
Có nghĩa là…
Giá sẽ phá vỡ các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ để tiếp tục xu hướng mới.
Sau khi xu hướng Sideway kết thúc, giá sẽ dịch chuyển theo xu hướng trước đó hoăc đảo ngược tạo xu hướng mới.
- Giá tiếp tục dịch chuyển theo xu hướng Uptrend
- Giá tiếp tục dịch chuyển theo xu hướng Downtrend
- Giá đảo ngược xu hướng từ Uptrend sang Downtrend
- Giá đảo ngược xu hướng từ Downtrend sang Uptrend
Các nhà phân tích kỹ thuật thường đánh giá dựa trên biểu đồ và một số chỉ báo kỹ thuật.
Từ đó dự đoán khi nào giá có thể break-out hoặc break-down các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ hình thành nên vùng Sideway.
Chiến lược giao dịch break-out này cũng được nhiều nhà đầu tư áp dụng khá hiệu quả khi thị trường Sideway để kiếm lợi.
5. Phân tích volume tại vùng sideways
Manh mới volume có thể giúp bạn đoán được hướng tiếp theo mà giá sẽ chạy sau khi rời khỏi vùng sideways.
Thường thì trong vùng sideways, lượng volume sẽ thấp đều hoặc cao đều, nhưng nó sẽ bất thường ở một số điểm như đỉnh, đáy hoặc điểm breakout khỏi vùng sideways.
Như bạn thấy trong hình, volume thường cao hơn khi có 1 cây nến breakout khỏi vùng sideways. Volume cao chứng tỏ lực mua / bán tại đó khá mạnh, và phe mua / bán khá đông và đủ mạnh để có thể đẩy giá ra khỏi vùng đi ngang đó.
Vậy khi nhìn thấy volume như vậy, có nên trade liền không? Dĩ nhiên là không, volume cũng chỉ là một trong những manh mối để chúng ta đánh giá thôi. Ít nhất chúng ta phải chờ giá chính thức ra khỏi vùng đi ngang đó, càng tốt hơn nữa là chờ pullback lại rồi mới quyết định vào lệnh.
6. Bollinger Band (BB) trong thị trường sideway
Về bản chất, BB thu hẹp lại khi thị trường có ít biến động và mở rộng ra khi có nhiều biến động. Vì vậy, BB là một công cụ tốt để giao dịch theo chiến thuật phá vỡ (breakout)
Khi 2 dải băng BB mỏng và thu hẹp, biến động thị trường là thấp và giá ít chuyển động mạnh về 1 phía. Tuy nhiên, khi BB bắt đầu mở rộng, biến động tăng lên dần và giá bắt đầu chuyển động mạnh về 1 hướng.
Nói chung, thị trường sideway sẽ bao gồm 2 dải BB co hẹp và đi ngang. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ thấy dải BB thắt lại và giá đi trong một khu vực hẹp.
Ý tưởng cơ bản của chiến thuật giao dịch sideway là cặp tiền có một vùng giá cao và thấp mà chúng ta sẽ giao dịch trong vùng đó.
Bằng cách mua vào ở vùng giá thấp, người giao dịch hi vọng sẽ chốt lời ở gần vùng giá cao. Bằng cách bán ra ở vùng giá cao, người giao dịch kỳ vọng sẽ chốt lời ở gần vùng giá thấp. Công cụ phổ biến khác có thể dùng là Kênh giá.
Bằng cách sử dụng các chỉ báo dao động (oscillator), như Stochastic hoặc RSI, sẽ giúp tăng khả năng bạn tìm được điểm xoay chiều trong vùng giá ngang khi nó giúp xác định khả năng quá mua hoặc quá bán.
7. Thời điểm này có thích hợp giao dịch?
Thị trường Sideway sẽ cho bạn những cơ hội giao dịch khi thỏa mãn 2 điều kiện:
- Khoảng dao động/ biên trên, dưới được xác định rõ ràng
- Biên độ giao dịch đủ lớn để có một tỉ lệ lãi/lỗ (R&R) hợp lý
Để xác định được những điều kiện trên, trước hết hãy nhìn vào bức tranh tổng thể trước tiên. Thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm? Nếu không xu hướng nào rõ ràng, thị trường đang sideway đấy. Sau đó, hãy xem xét rằng liệu rằng biên độ biến động có phù hợp để giao dịch hay không?
Dưới đây là một ví dụ:
Một kênh giá được thiết lập rõ ràng
Hãy chú ý ở đồ thị bên trên rằng, vùng hỗ trợ, kháng cự được xác định khá rõ ràng. Nó cho chúng ta thấy được biên an toàn và những khu vực có thể vào lệnh với tỉ lệ R&R hợp lí.
1. Nếu vùng biến động giá quá hẹp (choppy market), đừng giao dịch!
Cách tốt nhất để thấy được choppy market cũng tương tự như việc nhận định xu hướng thị trường. Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể, biên độ dao động, và tỉ lệ đòn bẩy (leverage rate) của bạn để đánh giá xem R&R có xứng đáng để giao dịch hay không.
Thị trường “choppy” không xứng đáng để chúng ta dành thời gian, tiền bạc để giao dịch. Theo như kinh nghiệm giao dịch của riêng tôi, tôi thường thu được lợi nhuận từ những biến động lớn của thị trường và trả lại phần nào lợi nhuận này khi thị trường rơi vào vùng giá “choppy”.
Chúng tôi không hề khuyến khích bạn giao dịch trong thời điểm như vậy, nhưng nếu như bạn đang dự định nắm bắt những canh bạc theo kiểu này, lời khuyên mà tôi có thể gợi ý cho bạn đó là: hãy đặt những lệnh order tại những biên và kèm theo stop-loss thay vì mua bán ngay với giá market. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa tỉ lệ R&R cũng như giảm thiểu những yếu tố tâm lý tác động tiêu cực đến giao dịch của bạn.
2. Thời điểm tốt đã đến – Giao dịch như thế nào?
Khi đường giá thỏa mãn cả 2 điều kiện: vùng kháng cự, hỗ trợ đã được xác định rõ ràng và biên độ dao động đủ lớn thì thời cơ đã đến với chúng ta.
Phương pháp tốt nhất để giao dịch trong thời điểm này đó là chờ đợi “False Breakout” diễn ra. Thông thường, trong những vùng giá biến động sideway, thường sẽ có 1 lần breakout giả với lực đẩy về rất mạnh, breakout giả sẽ nhanh chóng quay về vùng sideway chỉ sau 1 hoặc 2 nến sau đó.
Đa phần mọi người sẽ cố giao dịch bằng cách bắt breakout khỏi vùng sideway và khả năng cao là sẽ mất rất nhiều tiền, do đó bạn có thể lợi dùng cái “tâm lý đám đông” này và cố đi ngược lại thị trường bằng cách tìm kiếm những tín hiệu giả. Khi breakout thật diễn ra, giá sẽ đóng bên ngoài vùng sideway trong vài ngày và thường kiểm tra lại mức giá đó, và nếu vượt qua bài kiểm tra, giá sẽ tiếp tục xu hướng đi lên sau breakout. Những gì bạn nên làm khi đó, kiên nhẫn chờ đợi cho một False Breakout xảy ra và sau đó nhảy vào nó như “đúng rồi”. Và luôn nhớ đặt kèm stoploss bạn nhé.
8. Chiến lược nào phù hợp khi thị trường Sideway?
Khi thị trường Sideway, giá tiền điện tử thường không rõ xu hướng và ít biến động. Xu hướng này có thể chỉ vài tuần hoặc thậm chí kéo dài 6 tháng đến vài năm.
Do đó, bạn cần có những chiều chỉnh chiến lược lược đầu tư phù hợp với đặc điểm của thị trường.
Dưới đây là 3 chiến lược mà tôi thường áp dụng khi thị trường Sideway, bạn có thể tham khảo:
1. Đầu tư giá trị một cách chủ động
Bạn không thể đầu tư giá trị theo cách mua xong và lãng quên luôn việc phải bán. Việc nắm giữ dài hạn không biến bạn trở thành một nhà đầu tư giá trị.
Như đã nói ở trên, thị trường sideway có thể đi ngang thậm chí hàng năm. Bạn không thể chờ đợi một cách vô vọng. Hãy bán ngay khi tìm thấy cơ hội tốt hơn hoặc bất kể khi nào bạn thấy tiền điện tử đã hết tiềm năng.
2. Đòi hỏi mức biên an toàn cao hơn
Thị trường Sideway ít biến động vô hình chung lại cho bạn cảm giác an toàn.
Ở thị trường này bên bán lẫn bên mua khá cân bằng. Do đó, rủi ro giá tiền điện tử tiếp tục giảm giá cũng không hề nhỏ. Bạn nên đòi hỏi mức biên an toàn cao hơn so với thị trường Uptrend từ 5-10% để tránh rủi ro giảm giá có thể xảy ra.
3. Đừng ngần ngại việc nắm giữ tiền mặt
Thị trường Uptrend đã dạy bạn chi phí cơ hội việc nắm giữ tiền mặt là rất cao. Vì thế, không mua tiền điện tử thật ngu ngốc. Nhưng chúng ta đang ở thị trường Sideway…
Chi phí cơ hội khi nắm giữ tiền mặt là thấp hơn nhiều trong thị trường Sideway. Để đầu tư hoàn toàn vào tiền điện tử, đòi hỏi bạn phải có những lựa chọn thực sự xuất sắc nhưng thường chúng lại không thỏa mãn một mức biên an toàn đủ lớn. Chưa kể bạn sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi trong thị trường này.
9. Lời kết
Điều quan trọng… Là bạn phải làm quen với những xu hướng khác nhau của thị trường. Cũng như biết mình đang ở trong xu hướng nào để có chiến lược đầu tư phù hợp cho từng thời điểm.