Trang chủ » Giới hạn của sự giàu có

Giới hạn của sự giàu có

bởi thanhdiabitcoin

Khi tìm hiểu GIỚI HẠN CỦA SỰ GIÀU CÓ, người Do thái cho rằng có 3 giới hạn chính: (1) là Thời gian, (2) là những vấn đề Sinh thái và Vật lý, (3) là những vấn đề Đạo đức được đặt ra.

Thời gian

Trong đó khi nói về Sự lãng phí thời gian , “Các nhà bình luận Do thái giải thích rằng: kiến là biểu tượng của thời gian bị lãng phí: Chúng chỉ cần hai hạt lúa mì để sống trọn một mùa, tuy vậy chúng vẫn làm việc không ngừng để dành dụm một gia tài.

Trong truyền thống Do thái, câu hỏi làm gì với thời gian rảnh có một câu trả lời chuẩn nhất, đó là HỌC. Thời gian được phân chia giữa việc học, làm việc và những nhu cầu sinh lý (ăn, ngủ, bài tiết và giải trí). Toàn bộ thời gian rảnh của chúng ta, khi các nhu cầu sinh lý và công việc đã được hoàn thành, cần phải được dành cho việc học.

Thời gian của chúng ta có một mục đích cơ bản, là thúc đẩy chúng ta “sống” nhiều hơn và biết nhiều hơn về tiềm năng của bản thân.”

Có thể thấy nhờ có việc học, chúng ta có nền tảng để tiếp tục sáng tạo, tiếp tục phát triển, công việc cũ được hoàn thành trong thời gian ngắn hơn, công việc mới tạo ra được nhiều giá trị hơn, từ đó phá vỡ những giới hạn của sự giàu có trong hiện tại.

Vậy thì phải học như thế nào?

“Như những đứa trẻ, chúng ta học để tìm kiếm phần thưởng từ thầy giáo. Là những thanh niên, chúng ta học để suy nghĩ về việc kiếm sống. Như những người trưởng thành, chúng ta học để xứng đáng với danh dự và nhận sự tôn trọng của những người khác. Tuy nhiên, chỉ khi đạt đến sự chín muồi, chúng ta mới học với không có gì trong tâm trí.”

Bởi, ngay khi đặt ra mục đích của việc học là chúng ta đã tự giới hạn tiềm năng giàu có của chính mình ở chính những “phần thưởng” này.

Hãy học chỉ đơn giản “vì chính nó”.

Sáng nay đọc quan điểm của một chị khi có 1 bạn hỏi là có nên đi học về đầu tư không, thấy chị ý bảo là những người đầu tư mà giàu thì họ không đi dạy và ngược lại, những người đi dạy về đầu tư thì họ kiếm tiền từ việc đi dạy chứ họ không kiếm được tiền từ việc đầu tư. Nên hãy học qua sách, học từ kinh nghiệm những người giàu thực sự chứ không nên tốn tiền đi học từ các “thầy” tự phong.

Thực ra tôi thấy nó có 2 vấn đề ở đây:

Vấn đề từ người đi học

Mỗi người có một cách tiếp nhận kiến thức khác nhau, có người rất giỏi tự học, tự nghiên cứu, đây thường là những người có khả năng tư duy logic và trí tưởng tượng cao, thường là kiểu người hướng nội. Có những người khác lại học hỏi nhanh thông qua tương tác, giao tiếp, hoạt động nhóm, thường là kiểu người hướng ngoại.

Nhưng cũng không phải cứ là người hướng nội thì chỉ đi đọc sách, họ vẫn cần giao lưu để trải nghiệm kiến thức nhưng việc giao lưu không phải thứ tạo nên nền tảng kiến thức của họ và ngược lại. Thậm chí tùy mỗi giai đoạn trưởng thành chính bản thân tôi cũng biến đổi thành kiểu người hướng ngoại và hướng nội chứ nó không phải trong suốt quá trình sống.

Từ việc biết bản thân là kiểu nào, ta mới chọn những cách học tập khác nhau. Nếu bạn thấy đọc những cuốn sách về đầu tư thật là mệt mỏi để hiểu các thuật ngữ chuyên môn hay cách tính toán số liệu, hãy thử đi học. Còn nếu bạn ngồi trong lớp học mà vẫn chỉ toàn check tin nhắn hay lướt facebook, hãy đi ngủ.

Vấn đề từ người đi dạy

Tôi không biết những người khác có quan điểm như thế nào về “thầy giáo” nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thấy họ giống như những “người đi trước”, để học trò là những “người đi sau” tận dụng họ để rút ngắn thời gian “tự học, tự đọc và tự trải nghiệm” thông qua tất cả những gì họ chia sẻ.

Thay vì dành ra 4 tiếng ngồi đọc sách mà trong 4 tiếng đó ta có thể kiếm ra được 4 triệu chẳng hạn thì sẽ sẵn sàng dành ra 1 triệu để trả cho “người đi trước” chia sẻ lại những gì họ đã đọc, đã trải nghiệm về vấn đề đó trong vòng 1 tiếng. Tiết kiệm thời gian để kiếm thêm tiền, chẳng phải tốt hơn sao.

Còn nếu bạn chưa làm ra nhiều tiền thì có nên đi học hay không? Thế thì hãy cố gắng học hết phổ thông nhé, sau 18 tuổi là có thể đi làm kiếm tiền được rồi!

Kết luận

Quan trọng nhất của những “người đi trước” là việc không được phép áp đặt quan điểm mà chỉ được cung cấp “phương pháp”, giống như việc sau khóa học cái bạn có là “cần cầu” chứ không phải “con cá”. Bởi bạn sẽ không thể biết được con cá mà họ đưa cho bạn có độc hay không. Đó cũng là điều mà những người học phải tìm kiếm. Và thực tế, việc đi chia sẻ lại cũng giúp chính những người thầy này học hỏi thêm rất nhiều điều mới nữa chứ không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền.

Amy

You may also like

Để lại bình luận